thiết kế nội thất
Một chiếc bàn kính trong suốt có thiết kế hiện đại sẽ tôn lên được sự đơn giản và tính linh hoạt của nó trong thiết kế nội thất của gia đình bạn.
- 20 mẫu bàn ghế ăn bằng kính cho phòng ăn hiện đại
- 20 mẫu bàn ăn sáng tiện dụng
- Bàn mặt kính - món nội thất linh hoạt cho phòng làm việc
1. Bàn kiểu Osmo
Bàn kính
kiểu Osmo được thiết kế bởi Erwan Peron với một ngăn kéo chắc chắn ở
giữa bàn, được làm bằng ván ép và được bọc lại bằng một tấm ván dày làm
bằng gỗ sồi.
Với
thiết kế đơn giản, hai chân bàn và mặt bàn được làm bằng kính cường lực
trong suốt mang lại vẻ nổi bật và đặc sắc cho kiểu bàn Osmo.
2. Bàn kiểu Diapason
Bàn
kính kiểu Diapason được thiết kế bởi Studio Diapasonvới mặt bàn bằng
kính trong suốt, chân bàn được làm bằng đá granite hoặc đá cẩm thạch
trắng với những hình dáng tự nhiên, không giống nhau về hình dạng cũng
như kích cỡ.
Bàn
kính Diapason có kích thước nhỏ gọn và kiểu dáng bàn sang trọng để có
thể sử dụng trong hành lang và trong phòng ngủ hoặc không gian ăn uống,
sinh hoạt gia đình.
3. Bàn kiểu Hip Hop
Bàn
kính Hip Hop được làm bằng kính hình chữ nhật, kết hợp với hai chiếc kệ
thấp làm cho bàn Hip Hop trở nên linh hoạt và phù hợp với nhiều không
gian khác nhau.
Cả
hai chiếc kệ và mặt bàn đều có thể sử dụng để trang trí và trưng bày
những vật dụng cá nhân, những bộ sưu tập của gia chủ, hoặc trang trí
bằng những vật dụng khác trong gia đình.
4. Bàn kiểu Valentino
Với sự kết hợp của các vật liệu như quả óc chó, đá cẩm thạch và thủy tinh, bàn Valentino được thiết kế bởi Emanuele Zenere.
Bàn
Valentino có thiết kế bất đối xứng, mang lại một cái nhìn khác lạ về
nghệ thuật điêu khắc, làm cho chiếc bàn này dễ dàng nổi bật dù được đặt
trang trí trong bất kỳ môi trường nào.
5. Bàn kiểu Mistral
Với
thiết kế đơn giản kết hợp với những đường cắt sắc sảo, bàn kiểu Mistral
được thiết kế và phối hợp bởi các đường cong mềm mại giúp mang lại cho
kiểu bàn này một tổng thể đẹp mắt và tao nhã.
Những chiếc chân bàn được làm bằng gỗ nhiều lớp kết hợp với những tấm gỗ óc chó có màu đen tự nhiên, và một chi tiết nhỏ nằm ở trung tâm bàn được mạ crôm bóng loáng, mang lại sự cuốn hút cho những chiếc bàn Mistral.
Mặt bàn Mistral được làm bằng thủy tinh nối liền với chân bàn, tạo thành một tổng thể độc đáo và chắc chắn.
6. Bàn kiểu “Bonheur du jour”
Bàn
"Bonjeur du jour" được thiết kế lần đầu tiên ở Pháp vào thế kỷ 19. Ban
đầu, khi thiết kế bàn “Bonheur du jour” chỉ được sử dụng như một chiếc
bàn làm việc và được thiết kế riêng để đưa vào sử dung trong văn phòng,
phòng khách hoặc phòng ngủ.
Cho
đến nay, những phiên bản hiện đại của bàn “Bonheur du jour” được thiết
kế bởi Adentro Studio có một ngăn kéo kết hợp với những chiếc kệ nhỏ và
được trang trí thêm bằng những tấm kính cường lực trong suốt, mang lại
hiệu ứng đẹp mắt cho những chiếc bàn “Bonheur du jour”.
7. Bàn kiểu Zen 13
Những
chiếc bàn Zen 13 có thiết kế tương tự như những chiếc bàn cổ điển của
nước Pháp. Chân bàn thường được làm từ những tấm thủy tinh trong suốt,
gắn liền với một mặt bàn làm bằng gỗ kết hợp với một ngăn kéo nhỏ để
đựng những vật dụng linh tinh trong gia đình.
Kiểu
bàn Zen 13 có thể được sử dụng như một phần phụ kiện để trang trí hành
lang nhà ở hoặc phòng khách. Ngoài ra, kiểu bàn này cũng được sử dụng
phổ biến để trang trí trong những văn phòng, hoặc những trụ sở làm việc.
8. Bàn kiểu Penrose
Bàn
kiểu Penrose có thiết kế rất thú vị và bắt mắt, gồm có ba tấm kính có
hình dạng khác nhau ghép lại. Với những miếng kính được cắt ghép sắc sảo
với mặt cắt xiên, kết hợp cùng các yếu tố khác tạo thành một món đồ nội thất lạ mắt và độc đáo, trông như một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hiện đại, mang lại cho bàn Penrose phong cách khác lạ thú vị.
Với những gia đình có ưa thích phong cách trang trí tối giản, bàn Penrose là một sự lựa chọn tuyệt vời.
9. Bàn kiểu Gotham
Bàn kiểu Gotham là một phần của bộ sưu tập Gotham với một tổng thể lớn bao gồm một bàn cà phê
và một bàn phụ. Bàn Gotham được thiết kế bằng cách sử dụng kính màu
khói làm chân bàn, mang đến cho bàn Gotham một phong cách đơn giản nhưng
ấn tượng nhờ những đường nét gọn gàng và cấu trúc đơn giản.
Bàn Gotham được thiết kế với các ngăn kéo chìm bằng gỗ kết hợp cùng mặt gương màu khói.
10. Bàn kiểu Cricket
Bàn
Cricket Gianluigi Landoni được thiết kế với một vài đường nét tương
đồng như bàn Gotham, tuy nhiên bàn Cricket có một vài cho tiết khác
biệt mang lại sự đặc sắc cho kiểu bàn này.
Mặt
bàn trên cùng của kiểu bàn Cricket được kết hợp xuyên suốt với chân bàn
được làm bằng kính trong suốt. Các ngăn kéo gỗ được thiết kế âm vào
bàn, kết hợp cùng hai cạnh bên hơi cong kéo dài xuống chân bàn khiến
kiểu bàn Cricket trở nên tao nhã và sang trọng.
11. Bàn kiểu Tour
Tour
là một kiểu bàn rất thú vị và bắt mắt, được thiết kế bởi Giorgio
Cattelan. Đế bàn là một tảng graphite bằng phẳng, được dập nổi bằng thép
sơn mài, nối liền với chân bàn là một vòng gỗ óc chó tròn được đặt ở
một góc. Hai mặt bàn được làm bằng kính trong suốt. Mang lại kiểu dáng
ấn tượng cho mẫu bàn Tour.
Bàn kiểu Tour được Giorgio Cattelan thiết kế như một cách để thách thức các định luật vật lý.
12. Bàn kiểu 60°
Bàn
kiểu 60° là một phần của bộ sưu tập Grado°, được thiết kế bởi Ron
Gilad. Bàn kiểu này có thiết kế phức tạp và trong suốt. Kiểu bàn này
phản ánh khuynh hướng của người thiết kế, đó là phong cách đơn giản, kết
hợp với những đường nét hình học và hình dạng độc đáo.
Bàn
kiểu 60° mang lại một cái nhìn khác lạ, thiên về phong cách đồ họa và
sơ sài, cho phép trí tưởng tượng của bạn có thể bay bổng theo những
chiếc bàn với phong cách hình học thật khác lạ và bắt mắt.
13. Bàn kính phối hợp với bối cảnh xung quanh
Như
những gì chúng ta đã nói đến ở trên, những chiếc bàn kính rất đa dạng
với thiết kế tự nhiên, lạ mắt được tích hợp với nhiều hình dáng khác
nhau. Dưới đây là một số hình ảnh về những mẫu bàn kính đơn giản được
làm hoàn toàn bằng những tấm kính trong suốt.
Những chiếc bàn Console nhỏ xinh được sử dụng như là một mảng nhấn ấn tượng cho hành lang lối vào.
Ở một số mẫu bàn kính Console, nhà thiết kế còn bổ sung thêm hai chiếc ghế hoăc những bức tranh nghệ thuật.
Những mẫu thiết kế này được thiết kế theo phong cách Eclectic.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét