Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Dùng thiết bị làm mát đúng cách để không bị ngạt khí trong nhà

Không gian sống trong nhà là nơi gắn bó thiết yếu với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, thực tế hiện nay không gian sống ở thành phố còn rất chật hẹp, có thể là nhà riêng, phòng trọ nhưng diện tích sinh hoạt phổ biến gói gọn trong khoảng từ 20-40m² cho từ 1 -3 người.

Trong nhà đang ô nhiễm hơn ngoài đường
Hầu hết dạng nhà ở thành phố hiện nay là nhà ống, nhà trong hẻm, phòng ở, phòng trọ thiết kế khép kín, ít lưu thông gió, đảm bảo kín mít để tránh tiếng ồn, khói bụi và… chống trộm. Không gian sống chật hẹp lại vẫn phải đảm bảo mọi nhu cầu thiết yếu của con người cần có như chỗ ngủ, chỗ nấu ăn, nhà vệ sinh… thậm chí để xe, làm việc.
Dùng bếp ga hoặc bếp dầu trong nhà cũng không tránh được việc thải ra khí cacbonic. Ngoài ra, trong quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra các hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm không khí trong bếp.
Mặt khác, điều kiện sống chật chội, cơ thể con người luôn toả ra khí cacbonic và mồ hôi, chưa kể những người hút thuốc lá thải ra một lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không khí trong nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét, người ta lại thường đóng kín cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra ngoài được.
Hơn nữa phần lớn gia đình trung lưu ở thành phố thường để các phương tiện xe máy trong nhà, không có chỗ để xe riêng. Hơi xăng, hơi nóng từ động cơ cũng góp phần làm không khí trong nhà bị ôm nhiễm đáng kể.
Dung thiet bi lam mat dung cach de khong bi ngat khi trong nha-hinh-anh-1
 Không gian sống phổ biến của hầu hết các gia đình đều khá chật chội
Những đồ dùng mới sử dụng trong các gia đình như thảm nilon, giấy dán tường, đồ nhựa, v.v…cũng đem theo vào phòng ở các chất ô nhiễm như toluen, metylbenzen, formalđehyt,… Những hóa chất này đều rất có hại đối với sức khỏe con người.
Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo và trồng nhiều hoa, cây cảnh sẽ làm tăng thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở. Bụi và các tạp chất khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm theo các loại vi trùng ảnh hưởng tới hệ hô hấp của chúng ta.
Người ở trong nhà kín lâu có cảm thấy mệt mỏi, các biểu hiện thường không rõ ràng là bệnh gì, có thể là nhức đầu, đỏ mắt, chảy nước mũi, đau họng, ho, ngứa ngáy, ngủ dậy thấy người uể oải, khó thở…, và các triệu chứng thường giảm khi rời khỏi nhà.
Sử dụng thiết bị làm mát và thông gió để cải thiện môi trường nhà ở
Không gian sống như vậy liệu có tốt cho sức khỏe. Câu trả lời là không. Việc phòng ở quanh năm đóng kín không đảm bảo lượng không khí lưu thông làm trong nhà ô nhiễm hơn cả ngoài đường khói bụi. Hơn nữa, nhiều người đi làm đóng kín cửa, về nhà lại đóng kín cửa làm môi trường nhà ở thiếu ôxy trầm trọng. Mỗi khi đi làm về, mở cửa ra bạn có thấy trong nhà ngột ngạt, đầy thán khí. Vậy phải làm sao?
Cách tốt nhất là phải tạo sự lưu thông khí với môi trường bên ngoài, bằng cách mở cửa sổ, cửa nhà mỗi khi có điều kiện. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng. Sắp xếp không gian sống gọn gàng nhất có thể. Nếu không gian bó buộc, chúng ta có thể sử dụng máy lạnh, quạt máy hay quạt thông gió đúng cách để cải thiện môi trường nhà ở của mình một cách trong lành hơn.
Khi lắp đặt điều hòa không khí, theo quy chuẩn phải có quạt thông gió công suất nhỏ để đối lưu và thay đổi không khí trong phòng. Bản thân điều hòa hút không khí trong phòng, thổi qua giàn lạnh làm mát, do đó lượng không khí trong phòng cứ vậy “quay vòng” qua điều hòa để được lọc bụi và làm mát rồi thổi trở ra.
Do vậy, khi lắp điều hòa, để đảm bảo sức khỏe, chống thiếu ôxy gây nhức đầu cần có quạt hút công suất nhỏ hướng đối diện dàn lạnh để hút khí độc ra ngoài, theo đó không khí có ôxy tự nhiên sẽ theo khe cửa, kẽ hở vào phòng cung cấp ôxy cho người sử dụng.
Nên có quạt hơi nước hay máy làm ẩm, nếu không vật dụng này thì điều hòa không nên để ở chế độ “Dry – làm khô” vì độ ẩm quá thấp sẽ khiến da khô, họng khô và đây là nguyên nhân gây mất nước dẫn đến váng đầu, viêm họng kinh niên, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Người sử dụng có thể phơi một chiếc khăn tắm đã làm ẩm, vắt hơi ráo trong phòng, hoặc đặt một khay nước có bề mặt khá lớn nếu không có quạt hơi nước hay máy làm ẩm trong phòng. Đơn giản nhất là để điều hòa chế độ “Auto  – tự động” lọc ẩm.
Dung thiet bi lam mat dung cach de khong bi ngat khi trong nha-hinh-anh-2

Nếu không có điều kiện lắp máy lạnh, cách tốt nhất là mở cửa sổ kèm quạt điện. Nếu đóng kín mà bật quạt có thể cảm thấy mát nhưng ôxy sẽ dần bị thiếu hụt, do không khí chỉ xoay vòng trong phòng kín. Có thể sử dụng các loại quạt hơi nước để cân bằng độ ẩm trong nhà, tránh khô da. Cũng không nên để quạt quá mạnh phả thẳng vào người dẫn đến khó hô hấp.
Nên lựa chọn quạt trần cho những không gian rộng số lượng người sử dụng đông, ưu thế mạnh của nó là không tốn diện tích, có thể làm thông mát cho cả phòng, lượng gió nhiều hơn quạt bàn nếu dùng với cùng một lượng điện. Với không gian nhỏ hơn tí xíu bạn có thể lựa chọn quạt đảo trần thay vì quạt trần vì loại này lắp đặt đơn giản, vẫn đảm bảo thông thoáng khí cho nhà bạn.
Thường xuyên vệ sinh các thiết bị quạt điện, máy lạnh tránh bụi bám kín cánh quạt, màng lọc không khí vì như thế khi sử dụng không khác gì phát tán khói bụi vào hệ hô hấp của bạn nhiều hơn mà thôi.
Bên cạnh đó, ban đêm hạn chế để các lọ hoa tươi, chậu cây trong phòng kín vì nó sẽ nhanh chóng tiêu thụ hết lượng ôxy ít ỏi của chúng ta.
Theo Một TG

Thiết kế nội thất chung cư Royal City

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét