Vào năm 1985, một thợ lặn người Nhật trong khi đang làm việc dưới vùng biển gần một hòn đảo nhỏ phía Nam Nhật Bản, tên là đảo Yonaguni Jima (gần Đài Loan) đã tình cờ phát hiện một kiến trúc đá cổ đồ sộ.
Công trình này dài đến 100m, có dạng bậc thang của các kim tự tháp với những góc cạnh tinh tế.
Ban đầu giới nghiên cứu cho rằng đây là các cấu trúc tự nhiên. Nhưng sau nhiều chuyến khảo sát, họ đã khẳng định đây là một công trình nhân tạo qua dấu vết mài xẻ trên đá, các ký tự trên những phiến đá và các mẩu đá được mài đẽo hình các loài động vật.
Sau nhiều năm nghiên cứu sự hình thành của khu tàn tích này, các nhà khoa học Nhật bản đã đi tới kết luận đáng kinh ngạc rằng: đây là dấu tích của một nền văn minh cao cấp cổ xưa, là một thành phố cổ bị động đất đánh chìm khoảng 12.000 năm trước.
Các thợ lặn đã phát hiện ra những con đường dài, những đại lộ lớn, những cấu trúc cầu thang lớn, những cấu trúc cổng tò vò, các khối đá khổng lồ được đẽo gọt chính xác và tỉ mỉ.
Các cầu thang khổng lồ ở nơi đây đã được xây dựng từ một loạt các lớp đá cao 1m, giống như bậc thang kim tự tháp.
Các nhóm chữ tượng hình được tìm thấy chỉ ra rằng những người xây dựng các tàn tích dưới đáy biển này thuộc về một nền văn minh rất tiến bộ.
Các giám định niên đại cho thấy cấu trúc này có thể ra đời vào khoảng 8.000 đến 10.000 năm TCN, lâu đời hơn bất cứ nền văn minh nào đã được biết đến.
Đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa xác định được chủ nhân của kim tự tháp bí ẩn này.
Các nhà khảo cổ học tại Trường Đại học London tin rằng những người xây dựng nên công trình này có trình độ còn vượt trên các nền văn minh Lưỡng Hà và sông Ấn.
Sự hiện diện của công trình cũng củng cố giả thuyết về sự tồn tại của một nền văn minh vĩ đại từ thời kỳ tiền sử, đã bị xóa khỏi ký ức con người sau một trận đại hồng thủy.
DiaOcOnline.vn - Theo Kiến thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét