Thiết kế nội thất chung cư Royal City
Dùng nước ngọt vệ sinh, mẹ chẳng lo mó tay vào bồn cầu
Cãi nhau chuyện dọn nhà: Cuộc chiến bao giờ mới kết thúc?
Tự chế dung dịch giấm chanh rửa sạch rau phun hóa chất
Bạn tự tin rằng mình đã vệ sinh nhà bếp thường xuyên? Thế nhưng, đôi
lúc chị em đâu biết rằng mình đã mắc phải những sai lầm rất quan trọng
cần biết khi lau chùi nhà bếp. những mẹo làm sạch dưới đây có thể giúp
khử mùi nhà bếp, tăng tuổi thọ của thiết bị gia dụng và ngăn ngừa vi
trùng lây lan trong gia đình.Cãi nhau chuyện dọn nhà: Cuộc chiến bao giờ mới kết thúc?
Tự chế dung dịch giấm chanh rửa sạch rau phun hóa chất
1. Không lau tay cầm và nút bấm
Bàn tay của tất cả mọi người trong gia đình đều chạm vào tay cầm, nút bấm trên tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng,…Tất cả vi khuẩn từ bên ngoài, từ mọi người lây chéo hết sang cho nhau vì mọi người cầm nắm nhiều lần trong ngày. Không có gì lại khi soi ra và thấy siêu vi trùng trên những tay nắm tủ lạnh. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kiểm soát Thực phẩm 2013 cho thấy rằng nhiều loại vi khuản gây bệnh, trong đó có listeria và E.coli được phát hiện trên tay nắm cửa ra vào, tủ lạnh và máy rửa bát trong tất cả 15 ngôi nhà được lựa chọn để kiểm tra. Do vậy, bạn hãy tạo thói quen lau các khu vực này mỗi ngày để giúp cả gia đình an toàn, tránh mắc các bệnh đường tiêu hóa.
2. Hiếm khi lau bồn rửa bát
“Có nhiều E. coli trong một bồn rửa nhà bếp hơn là trong bồn cầu sau khi bạn xối nước đi”, Charles Gerba, một nhà vi sinh học và là giáo sư tại Đại học Arizona ở Tucson chia sẻ. Ẩm ước – bồn rửa là môi trường hoàn hảo phát triển mạnh. Tồi tệ hơn, chúng có thể dễ dàng lây lan đến thực phẩm của gia đình. Vì vậy, sử dụng nước xà phòng ấm và bọt biển để chà xát bồn rửa hàng ngày sau khi rửa xong bát đĩa.
3. Không vệ sinh phễu lọc rác trong bồn rửa
Mặc dù bạn đã đổ hết thực phẩm dư thừa vào trong thùng rác nhưng những phần nhỏ vẫn có thể còn mắc kẹt lại ở các ô, đường rãnh nhỏ. Lâu ngày, thực phẩm càng đóng két lại vào bốc mùi, nhớp nháp. Hãy thử dùng giấm trắng và đá lạnh hoặc chà vỏ cam quýt rồi xối nước lạnh. Một trong hai cách đều giúp tẩy mùi hôi thối của phễu đựng rác để mang lại không gian thơm tho cho phòng bếp gia đình.
4. Không vệ sinh túi đựng hàng
Túi tái sử dụng an toàn với môi trường nhưng chúng có thể không an toàn với sức khỏe nếu bị bỏ quên không vệ sinh thường xuyên. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Pennysylvania năm 2012 thì các ca cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tại Sanfrancisco gia tăng chóng mặt sau khi có lệnh cấm của thành phố không cho sử dụng túi ni-long. Hơn một nửa số túi tái sử dụng phát hiện có vi khuẩn E.coli. Và tệ hơn là 97% người tham gia nghiên cứu được phỏng vấn cho biết họ không bao giờ nghĩ đến việc rửa hoặc vệ sinh túi tái sử dụng.
Thịt sống, rau củ,…cứ hết mặt hàng ngày đến mặt hàng khác được đựng trong túi mà không bao giờ được vệ sinh khiến xảy ra lây nhiễm chéo. Do đó, sau mỗi lần sử dụng, bạn nên rửa sạch bằng nước xà phòng và phơi ra ngoài nắng cho khô.
5. Không vệ sinh bình đựng nước
Mặc dù bình nước lọc của bạn chỉ chứa nước nhwung vi khuẩn và tảo có thể phát triển, đặc biệt là nếu bạn để bình nước ở ngoài thay vì để trong tủ lạnh. Nước và ánh sáng là môi trường ưa thích cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở như vũ báo. Vì vậy, bạn nhớ tháo tất cả các phần của bình và rửa từng món với nước xà phòng ấm mỗi tuần. Hãy để bình khô hoàn toàn, sau đó lắp ráp lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét