Theo phong thủy, phòng khách nên đặt một tấm bình phong thì sẽ
giúp cho gia chủ hạn chế được những luồng khí xấu xâm nhập vào gia đình
của bạn.
giường gỗ đẹp
Theo kiến thức phong thủy, trong phòng khách mà không có bình
phong (tấm chắn gió), thì dòng khí từ ngoài xộc thẳng vào (trường khu
trực nhập) với sức mạnh không gì cản nổi (thể bất khả kháng), nếu có
bình phong thì lại khác, dòng khí gặp bình phong chắn lại, buộc phải
vương theo đi lượn còng qua, sẽ dịu dàng tự nhiên hơn, bớt hung hăng ban
đầu. Chú ý, sự vòng vèo này biến quỹ tích thành hình chữa “S”, tuy tốc
độ luồng khí hoà hoãn bớt, nhưng “khi tắc bất tán” (khí thì không tán),
rất phù hợp với nguyên lý phong thuỷ “khúc tắc hữu tình” (uốn lượn thì
hữu tình).
Cách đặt bình phong hạn chế khí xấu
Thực ra, nhìn từ góc độ y học hiện đại, nơi phòng khách
rộng do có đặt bình phong, sẽ làm cho tốc độ luồng khí lùa từ ngoài vào
bị giảm bớt tốc độ, làm cho luồng khí sát với cơ thể người dần phù hợp
với tốc độ vận hành của khí huyết cơ thể con người, khi tốc 2 dòng trong
và ngoài cơ thể tương đồng, sẽ làm cho con người cảm thấy thoải máu dễ
chịu, rất có lợi cho sức khoẻ (điều này cũng lý giải khi ta dùng quạt
điện không nên thổi thốc mạnh trực tiếp vào người, đặc biệt là khi nằm
ngủ).
Ngoài ra, bình phong trong phong thuỷ học còn được coi
là vật trang trí cực kỳ thực dụng, nó gập vào giở ra dễ dàng, đi chuyển,
xê dịch linh hoạt, đồng thời với tác dụng chính ngăn luồng khí, còn là
vật trang trí rất tao nhã bắt mắt, hình thành phong cảnh đẹp trong căn
nhà.
Vì vậy, cách đặt bình phong trong nhà hạn chế khí xấu cần được lưu ý bởi những điểm dưới đây:
1. Không để bình phong bừa bộn
Bình phong là nơi mà luồng khí sẽ tích tụ khi vào nhà.
Vì thế huyền quan không nên hẹp quá, ít nhất có chiều sâu là 1,5m. Không
để huyền quan lộn xộn, bừa bộn vì như vậy sẽ dễ bị tán tài tán của.
2. Không đặt bình phong tùy tiện
Bình phong đặt ở huyền quan có chức năng phân chia
không gian, thu nạp vượng khí, ngăn chặn hung khí. Có thể đặt bình phong
giống như một bức tường hoa, phía trên trang trí một số bình hoa nhỏ
(nên sử dụng hoa tươi) và nên chọn bình phong có chiều cao vừa phải.
3. Bài trí cây xanh
Nên bài trí ở bình phong những cây xanh có hình dáng
đẹp, xanh tốt. Nếu diện tích bình phong khiêm tốn nên bố trí các loại
hoa nở thông thường hơn là chọn cây có hình dáng đặc biệt. Cây xanh sẽ
tạo mối liên hệ và hài hòa cho 2 không gian. Tránh bày đặt những cây có
cạnh sắc nhọn: xương rồng, đỗ quyên…
4. Màu sắc thanh nhã, sáng sủa
Màu sắc trần bình phong phải thanh nhã, nhẹ nhàng. Nên
dùng gam màu nhạt như lam nhạt, xanh da trời, trắng sữa, vàng nhạt… làm
chủ đạo. Đối xứng với trần là sàn nhà cần màu đậm hơn chút.
Ngọc Vy (VTC News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét