giá sách
Thích thú cây cảnh “giải độc” không khí
Nhà trúng “mũi tên độc” hóa giải cách nào?
Coi chừng nhiễm độc vì được tặng hoa hồng vĩnh cửu
Những ngôi nhà phố chịu ảnh hưởng nhiều bởi khói bụi, không khí ô
nhiễm. Rất nhiều khí độc tồn tại trong nhà ảnh hưởng đến sức khỏe của
các thành viên trong gia đình. Bên cạnh việc sử dụng máy điều hòa, máy
lọc không khí, quạt thông gió, nhiều gia đình còn trồng cây xanh trong
nhà để giúp loại bỏ bớt các khí độc. Đây là biện pháp tiết kiệm mà hiệu
quả cao, thân thiệt nhất với môi trường, cũng như tạo nên cảnh quan đẹp.Nhà trúng “mũi tên độc” hóa giải cách nào?
Coi chừng nhiễm độc vì được tặng hoa hồng vĩnh cửu
Mùa đông lạnh sắp đến là lúc rất nhiều loài cây yêu thích không thích nghi được với khí hậu và rơi vào trạng trái ngủ đông. Dưới đây, chị Lê Tâm chia sẻ với chị em về hai loại cây thanh lọc không khí mà mình yêu thích, lại rất dễ trồng, dễ chăm ngay cả khi đông về.
1. Cây thường xuân
Cây thường xuân còn có rất nhiều tên gọi khác như trường xuân, vạn niên, cảnh dây nguyệt quế. Từ lâu, chúng đã nổi tiếng như một “bộ máy lọc không khí tự nhiên” khi hấp thụ những chất có hại như Aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư có trong nicotin toả ra từ khói thuốc.
Loài cây này sinh trưởng tốt ở những nơi có điều kiện bán râm nên phù hợp trồng làm cảnh trong nhà. Mọi người có thể trồng thường xuân bằng phương pháp giâm cành. Đầu tiên, cắt một đoạn cành khỏe dài khoảng 10cm, sau đó ngâm trong nước sạch khoảng 10 ngày. Sau khi thấy rễ đã nhú ra khỏe mạnh mới đem trồng vào trong đất.
Cắm cành thường xuân khỏe mạnh vào cốc, để ở bậu cửa sổ có nắng và thay nước hàng ngày
Sau khi cành ra rễ dài từ 3-4cm mới đem trồng vào đất tơi xốp
Thường xuân ưa khô nên đất trồng thường xuân cần tơi xốp và màu mỡ để tránh cho cây bị úng nước. Tưới nước một tuần hai lần. Sau một thời gian ngắn, cành cây ban đầu sẽ nhanh đâm chồi và phát triển. Hàng tháng, mang cây trong phòng ra đón ánh nắng mặt trời trong vài ngày để cây có thể tổng hợp được năng lượng cung cấp cho lá luôn xanh tốt. Tuy nhiên không nên để cây ở dưới nắng gắt quá lâu cây sẽ bị vàng lá, yếu ớt.
Thường xuân sẽ nhanh chóng phát triển thành cây mới
2. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ rất quen thuộc trong nhiều gia đình Việt. Cây dễ sống nên phù hợp với không gian đô thị nơi gia chủ ít có thời gian chăm sóc. Không chỉ luôn xanh tươi, cây lưỡi hổ còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ 80% chất gây ô nhiễm, cải thiện không gian sống. Theo như công bố của Nasa, cây lưỡi hổ hấp thụ tốt độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.
Lưỡi hổ cũng thuộc loại bán nắng, bán râm nên thích hợp làm cây trang trí nội thấp. Cây chịu được khô hạn nên chủ nhà không cần tưới quá nhiều lần, chỉ khoảng 2 lần/tháng là vừa đủ. Thậm chí, nếu để cây trong phòng tắm để hút khí độc thì không cần tưới vì độ ẩm trong không khí cao. Loài cây này có nguồn gốc từ nơi khô cằn nên đất trồng cần thoát nước tốt và trộn thêm sỏi đá để thoáng khí.
Chậu trồng cần có lỗ thoát nước và rải một lớp sỏi đá phía dưới
Ngắt một nhánh khỏe ở cây lưỡi hổ đã trưởng thành. Chú ý trong quá trình cần nhẹ tay để tránh làm đứt rễ cây
Trồng vào chậu đất đã chuẩn bị
Cây phát triển nhanh, ít bệnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét