Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm xây nhà từ A đến Z

(Emdep.vn) – Bạn chuẩn bị xây ngôi nhà trong mơ cho tổ ấm của mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Tham khảo những gạch đầu dòng dưới đây để có cái nhìn bao quát nhất về quá trình xây cất một ngôi nhà cho đến khi hoàn thành.

tủ quần áo

Bạn đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu để thực hiện ước mơ là ngôi nhà nhỏ xinh cho gia đình mình. Làm nhà bắt đầu từ đâu trước, phải liên hệ ai…rất rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Với những kiến thức hữu ích dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tủ tục pháp lý, thi công xây dựng…Chắc chắn bạn sẽ nắm vững từng công đoạn khi xây dựng một ngôi nhà.

Bước 1: Xác định được ý tưởng thiết kế – Công năng và nhu cầu sử dụng:

– Xác định ý tưởng thiết kế: Bạn yêu thích với mẫu thiết kế được coi là phù hợp với điều kiện của mình đang có, bạn thích phong cách mới với bối cảnh sinh động, hài hòa, không gian thoáng mát.
– Công năng sử dụng: Chỉ đơn thuần là bạn xây dựng ngôi nhà để ở hoặc kinh doanh, cho thuê…
– Nhu cầu cơ bản của gia đình: Số lượng phòng, vị trí, diện tích, nội thất, đồ trang trí, không gian dự trữ, phòng thờ, bếp nấu + ăn, phòng khách…
Kinh nghiệm xây nhà từ A đến Z

Bước 2: Cùng làm việc với kiến trúc sư:

– Tìm đến một công ty chuyên thiết kế, làm việc với họ về trình tự thủ tục pháp lý, kỹ thuật, đề ra giải pháp đi theo đó là chi phí thực hiện.
– Hãy nói cái bạn đang cần, những ý tưởng, đồ vật trang trí… và hãy để việc còn lại là của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng…
– Hãy trao đổi tường tận với kiến trúc sư về thiết kế với sở thích của bạn và gia đình.
– Cùng trao đổi về nhu cầu, bố trí phòng ốc, bếp, phòng ngủ, phòng thờ phù hợp với cảnh quan phong thủy.
– Bạn đã trình bày hết những điều mình muốn nói rồi sau đó bạn hãy lắng nghe lời khuyên của kiến trúc sư. Nếu yêu cầu không phù hợp về thẫm mỹ cũng như về độ an toàn thì không nên làm.
– Nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng và hạn chế can thiệp và phần xử lý chuyên môn khi kiến trúc sư đưa ra phương án.

Bước 3: Bạn phải lên kế hoạch tài chính trước khi thực hiện:

– Ước tính chi phí xây dựng cơ bản cho việc xây dựng toàn bộ ngôi nhà bao gồm: Phần xây thô, trang trí nội thất, trần thạch cao, ốp gạch… Cách tính nhanh nhất hiện nay là theo m2 xây dựng.
– Tính chi phí mua sắm đồ đạc cần chuẩn bị như bàn ghế, máy lạnh, tủ quần áo, thiết bị gia dụng cần thiết. Lưu ý thiết bị, đồ đạc không liên quan đến phần kinh phí xây dựng. Bạn nên tính dự trù kinh phí trước khi gặp tình trạng sau khi xây dựng xong lại thiếu kinh phí trang bị những vật liệu tạo cho căn nhà thêm phần hài hòa hơn.
– Hoạch định danh mục chi phí và danh mục công việc thật kỹ để hạn chế phát sinh. Hiện nay hầu hết các khách hàng đều có suy nghĩ làm nhà là công việc cả đời nên lúc nào cũng muốn cố thêm một chút, nên tình trạng đó mới phát sinh phí xây dựng. Nếu tài chính của bạn chưa thực sự thoải mái để thực hiện, bạn phải bám sát về chi phí bạn đã đề ra để tránh phát sinh thêm.

Bước 4: Lựa chọn vật liệu xây dựng:

– Một ngôi nhà đẹp, chất lượng phụ thuộc vào nhận liệu xây dựng, bạn nên chi thêm một ít tiền nữa để mua vật liệu tốt, tạo cho căn nhà thêm phần chắc chắn và kiên cố hơn. “Đừng vì tiết kiệm quá mức mà nhận vào hậu quả không tốt đẹp".
– Vật liệu đắt tiền chưa phải đã đẹp và tốt. Bạn hãy biết sử dụng vật liệu xây dựng đúng cách để là là chủ đầu tư thông thái.

Bước 5: Chọn nhà thầu và giám sát xây dựng:

– Nhà thầu xây dựng, nhiều kinh nghiệm trong nghề đóng vai trò khá quan trọng, một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp phải cam kết đảm bảo hoàn thành và bàn giao theo đúng thời hạn.
– Bạn nên tính toán kỹ và tìm hiểu về diện tích như thế nào, tổng số tiền hợp đồng là bao nhiêu, nội dung hợp đồng trong công việc như thế nào, chất lượng ra sao. Ngoài ra còn dựa trên danh mục chủng loại, giá vật liệu của nhà thầu đưa ra so sánh.
– Xem xét nhà thầu ký kết hợp đồng sau đó bàn giao lại cho đội thi công. Hãy chọn nhà thầu tuân thủ quy định an toàn lao động.

Bước 6: Tìm hiểu về trình tự thi công:

Khi bạn biết sắp xếp từng giai đoạn thi công, thì giúp đỡ rất nhiều trong việc lập kế hoạch phân bổ tài chính và các dự định khác…
Trình tự thi công xây dựng tiêu chuẩn:
Kinh nghiệm xây nhà từ A đến Z
Phần thô:
Kinh nghiệm xây nhà từ A đến Z
Phần hoàn thiện:
Kinh nghiệm xây nhà từ A đến Z
Mách nhỏ cho bạn: Sau khi một giai đoạn thi công sẽ có một đợt nghiệm thu lượng công việc. Với mỗi đợt nghiệm thu sẽ tương ứng với một lần thanh toán. Các đợt thanh toán khi xây nhà gồm:
Đợt 1: Sau khi khởi công.
Đợt 2: Sau khi đổ bê tông móng, đà kiềng.
Đợt 3: Sau khi đổ bê tông lửng.
Đợt 4: Sau khi đổ bê tông lầu 1.
Đợt 5: Sau khi đổ bê tông lầu 2.
Đợt 6: Sau khi đổ bê tông lầu 3….
Đợt 7: Sau khi lợp mái.
Đợt 8: Sau khi xây tô (đạt 80% khối lượng).
Đợt 9: Bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Đợt 10: Sau 3 tháng bàn giao.

Bước 7: Những thủ tục pháp lý:

Chủ đầu tư nên thi công đúng theo giấy phép xây dựng để tránh tình trạng gặp rắc rối như bị đình chỉ thi công, thậm chí bị cưỡng chế tháo dỡ và các khoản phạt rất nặng.
1. Chuẩn bị xây dựng:
– Bạn nên xem xét các yếu tố pháp lý liên quan đến căn nhà : Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Quy hoạch về lộ giới, chiều cao, số tầng, khoảng lùi… trước khi đi vào thiết kế.
– Vấn đề liên quan đến hàng xóm như nhà liên kế có vách chung, lối đi chung, cây xanh, hố ga thoát nước…
– Xin cấp giấy phép xây dựng, sau khi được cấp giấy phép xây dựng, thông báo ngày khởi công với chính quyền địa phương (UBND phường) trước 07 ngày.
– Chủ đầu tư liên lạc với cơ quan điện lực, cấp nước di dời đồng hồ điện, đồng hồ nước trước khi khởi công khoảng 1 tuần.
*Thủ tục pháp lý – giấy phép xây dựng.
A. Bản vẽ liên quan đến pháp lý :
Bản vẽ xin phép xây dựng.
Bản vẽ hoàn công.
B. Bản vẽ Phục vụ thi công :
Bản vẽ kiến trúc.
Bản vẽ kết cấu.
Bản vẽ thiết kế điện, nước (M&E).
2. Thực hiện xây dựng:
– Kiểm tra pháp lý của nhà thầu (Có chức năng thiết kế, thi công hay không).
– Chủ đầu tư làm đơn & nộp chi phí sử dụng vỉa hè tại UBND quận (nếu đường có vỉa hè) để tập kết vật tư, máy móc phục vụ xây dựng.
– Đăng ký tạm trú cho công nhân ở lại công trình (nếu có) để tránh bị gián đoạn thi công bởi những lý do ngoài mong muốn mà có thể tránh.
– Phối hợp với nhà thầu cùng giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến sự an toàn, che chắn công trình.
– Phối hợp cùng nhà thầu, thanh tra xây dựng kiểm tra việc thực hiện có đúng giấy phép hay không trong quá trình thi công.
– Nhà thầu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn lao động. CĐT chịu trách nhiệm mua bảo hiểm công trình ( nếu thấy cần thiết).
*Hoàn công Xây dựng.
Sau một chặng đường vượt qua vất vả trong quá trình làm nhà. Cấp phép xây dựng là thành quả đầu tiên, hoàn công là thành quả cuối cùng sau sự miệt mài.
*Kinh nghiệm xây nhà và các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần).
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần).
Trên đây là những nội dung về kinh nghiệm xây nhà rất hữu ích và cần thiết cho bạn trước khi có ý định xây nhà. Chúc các bạn có được một ngôi nhà đẹp, như ý, một không gian sống như mơ ước cho cả gia đình!
Theo Nhà đẹp 24h
Chia sẻ những kinh nghiệm, thắc mắc về việc xây dựng, trang trí nhà cửa của bạntại đây.
Xem thêm:
Thiết kế nhà vườn truyền thống xanh mướt cho đại gia đình
Tư vấn xây biệt thự hiện đại, tiện nghi trong khu đô thị ở Tuyên Quang
Trồng cây cảnh và rau sạch quanh nhà
Những phong cách nội thất trên thế giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét